Home » Phong tục khua luống “keng lóng” của người Thái ở Mai Châu

Phong tục khua luống “keng lóng” của người Thái ở Mai Châu

Bài viết này Meadow Mai Châu Homestay sẽ giới thiệu về văn hóa dân tộc Thái đó là phong tục “Keng Lóng”, Keng Lóng là từ tiếng Thái có nghĩa là khua luống.

Bạn có thể xem video Keng lóng dưới đây, người nói và xuất hiện đầu video là Phương, chủ nhà Meadow Mai Chau homestay 🙂

Luống là một dụng cụ dùng để giã gạo của người Thái, được làm từ loại gỗ tốt, người ta sẽ chọn thân cây to, thẳng, được chặt thành khúc, thường dài khoảng 1-2 mét. Luống được đục ruột, tạo thành máng rộng, để dễ dàng cho lúa, ngô… vào giã, khi gõ vào luống có tiếng vang, thanh, hay, máng càng sử dụng lâu thì tiếng kêu càng hay.

Khua luống xuất phát từ đời sống lao động sản xuất của người phụ nữ Thái, hàng ngày, những người phụ nữ Thái phải thức dậy sớm bắt đầu công việc bên cái luống để giã gạo, trong lúc lao động hăng say giã gạo dồn dập, có lúc ngẫu hứng khua luống để tạo ra âm thanh nhịp nhàng. Cứ thế, qua nhiều thế hệ, khua luống đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc, một văn hóa thân thuộc không thể thiếu của người Thái.

phong tục khua luống

Người Thái thường dùng luống làm nhạc cụ trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi, đón khách quý, giao duyên, tỏ tình trai gái…Trong khua luống sẽ có nhiều người, mỗi người được phân công thực hiện các nhịp điệu khác nhau, những người thực hiện sẽ cầm chày gõ vào thành máng hoặc đâm vào ruột máng để tạo ra những âm thanh vang và mạnh. Khua luống được đánh giá là nhạc cụ thể hiện tính tập thể cao, đòi hỏi các thành viên phải phối hợp nhuần nhuyễn và nhịp nhàng.

Hiện nay ở Mai Châu, dù đã có máy sát thóc, máy tuất lúa nhưng luống vẫn được các gia đình giữ trong nhà, mỗi khi có dịp sẽ được sử dụng để khua luống.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top